Mẫu hợp đồng sửa chữa nhà – Xây Dựng Bảo AnMẫu hợp đồng sửa chữa nhà – Xây Dựng Bảo AnMẫu hợp đồng sửa chữa nhà – Xây Dựng Bảo AnTường nhà bị nứt là vấn đề phổ biến trong các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần xác định nguyên nhân và loại vết nứt để có biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là cách chống thấm tường nhà bị nứt theo từng loại vết nứt:
Nguyên nhân tường nhà bị nứt? vì sao tường nhà bị nứt?
Có nhiều nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt, nhưng chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn thấy các nguyên nhân chủ yếu sau đây.
Do các vật liệu xây nhà không đạt chuẩn.
Trong quá trình xây dựng, rất có thể nhiều ra chủ hoặc nhiều thợ thi công đã sử dụng các nguyên liệu không đạt chất lượng như gạch cũ, vữa không đạt tiêu chuẩn…Tất cả điều này sẽ không đạt độ bền trong thời gian dài và theo thời gian có thể bị nứt ra do quá trình dãn nở.
Do sự tác động của ngoại lực
Trong quá trình sinh hoạt và làm việc, tường nhà chịu các tác động từ ngoại lực bên ngoài một lực đủ lớn sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường. Tùy từng mức độ nặng hay nhẹ mà tường sẽ bị nứt. Nếu lực mạnh có thể sẽ làm xê dịch hoặc làm nghiêng tường nhà.
Do ảnh hưởng của động đất
Động đất cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nứt tường nhà hoặc sụt lún cho móng nhà, điều này sẽ gây ra nguy hiểm cho cả gia đình nếu như động đất mạnh. Không chỉ khiến tường nhà bị nứt mà động đất có thể làm thay đổi kết cấu ngôi nhà.
Kỹ thuật xây dựng kém
Trong quá trình xây tường có thể do kỹ thuật xây dựng chưa cao nên khiến liên kết giữa gạch và xi măng không đảm bảo.
Các kiểu tường nhà bị nứt
Tường nhà bị đứt ngang.
Tường nhà bị đứt ngang là hiện tượng có một vạch dài trải ngang trên tường nhà, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà vết nứt sẽ to hay bé. Tường nhà bị nứt ngang một phần do mạch vữa không được liên kết chặt chẽ.
Tường nhà bị nứt dọc
Tường nhà bị nứt dọc chủ yếu là do vữa xi măng trát tường, dễ dàng xử lý hơn.
Tường nhà bị nứt là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian, tường nhà bị nứt được coi là không tốt cho gia chủ, là dấu hiệu cho thấy sẽ có sự mâu thuẫn trong tình cảm gia đình và không thuận lợi trong làm ăn. Tuy nhiên trên thực tế, tường nhà bị nứt không hề ảnh hưởng về mặt phong thủy vì nó có nguyên nhân rất rõ ràng.
Đề phòng là tốt nhưng không nên quá mê tín mà tin vào những điều xui sẽ xảy ra, thay vì đó hãy nghĩ cách xử lý tường nhà bị nứt để đảm bảo độ an toàn cho cả gia đình.
Cách chống thấm tường nhà bị nứt theo từng hiện trạng
Chống thấm tường nhà bị nứt chân chim
Nứt chân chim là những vết nứt nhỏ và mảnh như mạng nhện trên bề mặt tường. Đây là loại vết nứt thường xuất hiện do co ngót của vữa hoặc sơn.
Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng: Các loại keo chống thấm như Sika, SBS là lựa chọn lý tưởng để xử lý các vết nứt nhỏ này. Chúng có độ bám dính cao và khả năng chống thấm tốt.
Bơm keo silicon vào vết nứt: Keo silicon có độ đàn hồi cao, giúp bít kín vết nứt và ngăn nước thấm qua. Hãy đảm bảo vết nứt được làm sạch trước khi bơm keo.
Sử dụng sơn chống thấm: Sau khi bơm keo, hãy sơn phủ một lớp sơn chống thấm để tăng cường khả năng bảo vệ. Sơn chống thấm giúp tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn nước thấm vào tường.
Nứt do thi công
Nứt do thi công thường là các vết nứt lớn, xuất hiện do sai sót trong quá trình xây dựng như thi công không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng.
Đục bỏ phần gạch, vữa bị hư hại: Đầu tiên, cần loại bỏ hoàn toàn phần gạch, vữa bị hư hại xung quanh vết nứt. Việc này giúp đảm bảo vết nứt không lan rộng và dễ dàng hơn trong quá trình trám vá.
Trám vá bằng vữa mới, đảm bảo chất lượng: Sử dụng vữa mới với chất lượng cao để trám đầy vết nứt. Đảm bảo rằng vữa được nén chặt và bề mặt trám phẳng mịn.
Sử dụng màng chống thấm chuyên dụng: Sau khi trám vữa, hãy phủ một lớp màng chống thấm chuyên dụng lên bề mặt. Màng chống thấm giúp tạo lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn ngừa nước thấm vào kết cấu bên trong.
Nứt do ngoại lực
Nứt do ngoại lực là những vết nứt xuất hiện khi tường chịu tác động mạnh từ bên ngoài như va chạm, rung chấn hoặc do kết cấu không ổn định.
Xử lý nguyên nhân gây nứt: Trước hết, cần tìm hiểu và xử lý nguyên nhân gây nứt. Có thể cần gia cố kết cấu, xây thêm tường chắn hoặc các biện pháp khác để đảm bảo tính ổn định của ngôi nhà.
Sử dụng vật liệu chống thấm có độ đàn hồi cao: Đối với các vết nứt lớn và sâu, sử dụng các loại vật liệu chống thấm có độ đàn hồi cao là rất cần thiết. Những vật liệu này giúp bít kín vết nứt và có thể co giãn theo sự biến dạng của tường.
Kết hợp các biện pháp chống thấm tường khác: Ngoài việc sử dụng vật liệu chống thấm, có thể kết hợp với các biện pháp khác như lắp đặt hệ thống thoát nước, sơn chống thấm hay phủ lớp chống thấm ngoài trời để tăng cường khả năng bảo vệ tường nhà.
Đọc thêm: Tường nhà bị mốc và cách xử lý
Thuê đội thi công
Nếu trường hợp tường nhà bị nứt quá sâu và to, gia chủ không nên tự ý xử lý để tránh điều nguy hiểm và khiến vết nứt rộng hơn, việc cần làm là liên hệ đội thợ dịch vụ sửa chữa nhà cửa để xử lý.
Hiện tượng nứt tường nhà là điều không được chủ quan nhưng đừng quá lo lắng và có thể xử lý được. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng công trình và thi công chất lượng nhất, chủ nhà nên liên hệ với đội thợ sửa chữa chuyên nghiệp để triển khai vá lại tường nhà.
Đơn vị Bảo An là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tường nhà bị nứt và chống thấm tường nhà bị nứt chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn miễn phí: 0902633717
Founder | Chuyên gia tư vấn xây dựng
Ngọc Huynh là chuyên gia tư vấn xây dựng với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa nhà ở, chống thấm công trình. Trải qua nhiều dự án khác nhau từ các công trình nhỏ đến những công trình có độ phức tạp cao, Ngọc Huynh luôn cung cấp các phương án thi công khả thi nhất cho khách hàng.