Cách chống thấm tường ngoài trời và 7 sai lầm thường gặp

Quá trình thi công không đúng kỹ thuật, sai quy trình, chất lượng vật tư quá kém gây ra nhiều hệ lụy về sau. Điều dễ thấy trước mắt và phổ biến nhất đó là tình trạng thấm dột. Chống thấm tường ngoài trời là nhu cầu tất yếu hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề chống thấm dẫn tới những sai lầm ảnh hưởng tới hiệu quả thi công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Các phương pháp chống thấm tường ngoài trời

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Cách thực hiện
Sơn chống thấm – Dễ thực hiện

– Chi phí hợp lý

– Màu sắc đa dạng

– Hiệu quả chống thấm không cao trong thời gian dài 1. Làm sạch bề mặt tường

2. Sơn lót chống thấm

3. Sơn phủ chống thấm

Màng chống thấm – Hiệu quả chống thấm cao

– Độ bền lâu dài

– Chi phí cao

– Đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp

1. Làm sạch bề mặt tường

2. Dán màng chống thấm lên bề mặt tường

Phun hóa chất chống thấm – Thi công nhanh chóng

– Phù hợp với các bề mặt phức tạp

– Hiệu quả có thể không đồng đều

– Cần bảo dưỡng định kỳ

1. Làm sạch bề mặt tường

2. Phun hóa chất chống thấm lên bề mặt tường

Vữa chống thấm – Độ bám dính tốt

– Hiệu quả chống thấm cao

– Cần thời gian thi công lâu

– Khó thi công trên bề mặt phức tạp

1. Làm sạch bề mặt tường

2. Trộn vữa chống thấm

3. Trát vữa lên bề mặt tường

Keo chống thấm – Dễ sử dụng

– Hiệu quả chống thấm tạm thời

– Không bền lâu

– Không phù hợp với diện tích lớn

1. Làm sạch bề mặt tường

2. Bôi keo chống thấm lên các vết nứt hoặc khe hở

Hệ thống thoát nước – Giảm áp lực nước lên tường

– Hiệu quả chống thấm tự nhiên

– Chi phí lắp đặt cao

– Cần bảo trì thường xuyên

1. Lắp đặt hệ thống thoát nước quanh khu vực tường

2. Đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt

Có nhiều loại phương pháp chống thấm khác nhau tuỳ thuộc vào hiện trạng và nhu cầu của từng gia chủ, các đơn vị chống thấm sẽ tư vấn các phương pháp phù hợp nhất để triển khai.

Quy trình chống thấm tường ngoài trời

Nắm rõ quy trình chống thấm tường ngoài trời là yêu cầu quan trọng để công trình sau chống thấm đạt hiệu quả cao. Các bước chống thấm cụ thể như sau:

Khảo sát và định vị khu vực cần chống thấm

– Tiến hành khảo sát và đánh giá chính xác thực trạng khu vực tường bị thấm dột.

– Ước tính nguyên vật liệu, thời gian thi công, chi phí.

===>>> Xem thêm: Chống thấm tường

Khảo sát xác định các vị trí tường bị thấm ngoài trời
Khảo sát xác định các vị trí tường bị thấm ngoài trời

Xử lý chống thấm bề mặt tiếp giáp bên trong và bên ngoài

– Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đánh và làm sạch hết bụi bẩn trên bề mặt tiếp giáp.

– Làm bằng phẳng bề mặt thi công, vị trí rỗ cần xử lý cẩn thận.

– Trám lại những vết nứt lớn bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.

– Tiến hành làm ẩm bề mặt tường nhà trước khi thi công. Lưu ý nên để độ ẩm đạt theo tiêu chuẩn là dưới 16%.

Tiến hành chống thấm bề mặt tường ngoài trời

Sau khi đã làm sạch bề mặt, bạn dùng sơn 2 lớp quét lên bề mặt tường để lớp sơn chính bên ngoài đạt hiệu quả cao hơn. Trên thị trường hiện nay sơn lót màu trắng được sử dụng phổ biến, sơn đều và có độ dày vừa phải.

Lưu ý khi sơn 2 lớp sơn lót: Chờ cho lớp sơn thứ nhất khô mới sơn tiếp lớp thứ hai, bạn có thể chạm nhẹ tay vào tường để kiểm tra xem sơn đã khô hay chưa. Nếu vẫn còn dính tức là sơn chưa khô.

Tiếp theo bạn sẽ sơn lớp sơn chính lên trên bề mặt. Tùy vào kinh phí, sở thích bạn có thể chọn sơn màu hoặc sơn trắng. Để đạt khả năng chống thấm tường ngoài trời cao, bạn nên sơn màu 2 lớp.

===>>> Xem thêm: Chống thấm tường nhà vệ sinh

Thợ chống thấm tường ngoài trời
Thợ chống thấm bề mặt tường ngoài trời

Những hiểu lầm nghiêm trọng về chống thấm tường ngoài trời

Tưởng chừng như đơn giản nhưng chống thấm tường ngoài trời là vấn đề khiến không ít gia chủ phải đau đầu. Để đảm bảo quá trình thi công nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, bạn cần khắc phục một số sai lầm sau:

Chỉ chống thấm khi phát hiện tường nhà bị thấm

Thực tế, phần lớn chủ nhà thường xem nhẹ việc chống thấm ngay từ giai đoạn đầu. Một phần vì chủ quan, một phần vi tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chính quan điểm sai lầm này đã dẫn tới tình trạng thấm dột ngày càng nghiêm trọng. Khi phát hiện thì tình trạng thấm dột đã nặng và khó xử lý hơn rất nhiều.

Một số dấu hiệu của thấm dột bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường như lớp sơn bị phồng rộp, loang lổ, vết nứt, vết chân chim xuất hiện. Sự thấm ẩm từ tường ngoài vào bên trong khiến nội thất kê sát tường bị ẩm mốc, nhanh hư hỏng.

Lúc này, chi phí cho chống thấm tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn mới xây nhà. Đặc biệt là khi các vết thấm lan rộng ra nhiều vị trí khác nhau trên căn nhà. Vì thế, chống thấm dột ngay từ đầu khi thi công xây dựng là giải pháp tối ưu hơn.

===>>> Xem thêm: Đóng tôn chống thấm tường

Thợ chống thấm tường ngoài trời
Thợ chống thấm tường ngoài trời

Chỉ chống thấm tường ngoài trời mà không sơn trong nhà

Không thể phủ nhận rằng, tường ngoài trời là vị trí chịu tác động đầu tiên từ thời tiết, môi trường. Nếu không có biện pháp hiệu quả, nước mưa sẽ thấm sâu vào bên trong làm hỏng kết cấu của bức tường. Tuy nhiên tùy vào tình trạng thấm dột mà gia chủ nên kết hợp chống thấm ở những vị trí khác. Khi tình trạng đã nặng, bạn nên kết hợp chống thấm tường ngoài trời và cả bên trong để đạt hiệu quả cao.

Chống thấm tường ngoài trời bao lâu thì khô

Thời gian khô của lớp chống thấm tường ngoài trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Loại sơn chống thấm: Mỗi loại sơn có thành phần và công thức khác nhau, dẫn đến thời gian khô khác nhau.

– Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh nắng mặt trời đều ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của nước trong sơn.

– Độ dày lớp sơn: Lớp sơn càng dày, thời gian khô càng lâu.

– Điều kiện bề mặt tường: Bề mặt tường càng xốp, càng hấp thụ nước, thời gian khô càng lâu.

Thông thường:

– Khô bề mặt: Khoảng 30-60 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể sơn lớp tiếp theo nếu cần.

– Khô hoàn toàn: Khoảng 3-4 giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo lớp sơn đạt độ bền tối đa, bạn nên để lớp sơn khô hoàn toàn trong khoảng 24 giờ trước khi tiếp xúc với nước.

Những dấu hiệu cho thấy lớp chống thấm đã khô:

– Bề mặt sơn không còn ướt: Khi chạm vào bề mặt sơn, bạn không cảm thấy ướt tay.

– Mùi sơn bay hết: Mùi đặc trưng của sơn không còn nồng nặc.

– Sơn không bị dính tay: Khi chạm vào bề mặt sơn, sơn không bị dính tay.

Sử dụng vật tư sơn chống thấm tường ngoài trời không đồng bộ

Khi chọn sơn chống thấm, bạn cần sử dụng đồng bộ với toàn bộ ngôi nhà. Tránh tình trạng sơn tường chỗ có, chỗ không có sơn chống thấm tường. Hoặc độ dày không đảm bảo gây ra thiệt hại lớn về sau, tốn kém chi phí sửa chữa.

Nếu bạn có nhu cầu chống thấm tường ngoài trời nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, chi phí ra sao. Hãy liên hệ Công ty xây dựng Bảo An để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Document